Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Bệnh Trĩ Nội
Trĩ là căn bệnh thường gặp ở người lớn. Trĩ có 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ ẩn kín bên trong hậu môn, khi đại tiện lòi ra mới lộ rõ. Trĩ nội bình thường có thể lòi ra thụt vào lại trong hậu môn, trong trường hợp nặng mới không thể thụt vào được, thường có triệu chứng ra máu khi đại tiện.
Đặc điểm của bệnh trĩ nội
Xuất phát ở bên trên đường lược
Bề mặt của trĩ nội là lớp niêm mạc của ống hậu môn
Không có thần kinh cảm giác
biến chứng của trĩ nội thường là chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Xét theo nguyên nhân và triệu chứng cụ thể, trị nội được phân loại như sau:
Trĩ nội do tắc mạch máu : Do mao mạch máu tăng và căng phồng lên tạo thành, hình thành giống cây trinh nữ, bề mặt thô và sáng bóng, có màu đỏ tươi, niêm mạc khá mỏng, chạm vào thấy mềm và dễ chảy máu.
Trĩ nội do u tĩnh mạch : Một số trường hợp trĩ nội do đám rối tĩnh mạch căng phồng lên, trong búi trĩ có cục máu đông và u tĩnh mạch dãn ra hình cầu, niêm mạc bề mặt khá dày, có màu mận chín, không dễ chảy máu.
Trĩ nội do sưng dạng sợi: Do nhiều lần sa ra ngoài, do bị cọ thương và chứng viêm kích thích làm các tổ chức tế bào trĩ nội tăng lên, niêm mạc bề mặt biến thành dạng sợi , trở nên cứng và có tính đàn hồi, có màu trắng nhạt, khó chảy máu.
Các cấp độ của trĩ nội
Tuỳ theo diễn biến, trị nội được phân thành nhiều cấp độ khác nhau, biểu hiện ra ngoài tăng dần độ nguy hiểm theo tưng cấp độ
Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùn tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
Diễn biến của trĩ nội
Giai đoạn đầu , người bệnh trĩ nội chủ yếu bị đại tiện ra máu, máu chảy thành giọt hoặc tia ngoài ra thì không có biểu hiện nào khác. Khi tiến hành nội soi, niêm mạc có hình cái bướu to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ. Khi thăm khám bằng tay, ấn vào thấy mềm, bề mặt niêm mạc rất mỏng, khi đại tiện hậu môn rất dễ bị cọ rách gây ra hiện tượng chảy máu, phân có máu hoặc máu chảy thành giọt. Do thể tích búi trĩ nhỏ nên búi trĩ không thể sa ra ngoài.
Giai đoạn sau: Biểu hiện của bệnh trĩ ở giai đoạn này là hiện tượng chảy máu thành giọt sau khi đi đại tiện, khi bị viêm có thể gây đau, sưng hậu môn, buồn đại tiện nhưng không đi được hoặc đi rồi nhưng vẫn có cảm giác là đi chưa hết. Búi trĩ khá to, khi đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài, nhưng sau khi đại tiện xong có thể tự co lên. Tiến hành nội soi có thể thấy niêm mạc dày hơn, bề mặt búi trĩ có màu mận chín và có một ít dịch nhầy. Khi đại tiện, do phân bị kích thích hoặc cọ sát nên rất dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu.
Giai đoạn cuối : Ở giai đoạn này, thể tích búi trĩ tăng, các tổ chức tế bào tăng lên, niêm mạc dày hơn, có màu đỏ sẫm, bề mặt thô. Sau khi sa ra ngoài, búi trĩ không thể tự co lên, cần phải dùng tay đẩy vào hoặc khi nằm ngửa mới có thể tự co lên. Nếu búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài sẽ làm cơ thắt hậu môn bị nhão, nếu dùng lực mạnh khi đại tiện, ho nhiều, đi lại hoặc ngồi xổm đều làm búi trĩ sa ra ngoài. Nếu sau khi sa ra ngoài mà búi trĩ không thể tự co lên, do cơ thắt hậu môn bị co giật và chèn ép, có thể gây trở ngại cho đường tĩnh mạch hồi lưu, búi trĩ bị tụ máu và sưng to, bên trong hình thành máu cục, thậm chí có thể bị hoại tử, gây sa nghẹt trĩ nội. Nếu bề mặt bị hoại tử, dịch tiết ra nhiều, bên ngoài gây đau đớn dữ dội, có thể dẫn đến sốt, đi tiểu khó khăn, thậm chí do phân khô cứng cọ sát gây thối búi trĩ gây ra triệu chứng chảy máu. Người bệnh do bị ra nhiều máu, có thể dẫn đến thiếu máu. Do đó những người bị thiếu máu mà không rõ nguyên nhân, cần chú ý kiểm tra xem có phải triệu chứng của bệnh trĩ nội không
Điều trị bệnh trĩ nội
Hiện nay, bệnh trĩ có thể được điều trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên kiến thức y học được nghiên cứu.
Đối với trĩ nội nhỏ chưa sa ra ngoài thì thường điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn, ngoài phương pháp điều trị nội khoa các bác sỹ có thể đề nghị bạn điều trị bằng thủ thuật để giúp nhanh lành bệnh hơn.
#bệnhtrĩnội #bệnhtrĩ #benhtri
———————————————————————————————————-
Liên Lạc Với Chúng Tôi
Hotline: 096.318.1233
Fanpage :
Đăng Kí Kênh:
Cám ơn quý vị và các bạn đã theo dõi video
Hãy like và đăng kí kênh để được cập nhật các thông tin hữu ích hơn
THANKS YOU EVERYBODY
source: https://krescentmoon.net/
Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://krescentmoon.net/category/suc-khoe/
T đi đại tiện bị ra máu tươi nhf thuốc tư vấn t với ạ 0984225849
Nhà thuốc tư vấn t 0858676210
Bệnh trĩ nội khó chữa hơn bệnh trĩ ngoại vì vậy người bệnh cần phát hiện sớm và tìm cách điều trị bệnh hợp lí nhất . Sđt nhà thuốc tư vấn hoàn toàn miễn phí 096.318.1233 hoặc quý vị và các bạn có để lại sđt dược sĩ nhà thuốc sẽ gợi lại tư vấn chi tiết nhất